Slider 1
Slider 1
[Hộ Niệm]: Tóm Tắt Những Điều Cần Biết Khi Hộ Niệm
[Hộ Niệm]: Tóm Tắt Những Điều Cần Biết Khi Hộ Niệm
[Hộ Niệm]: Tóm Tắt Những Điều Cần Biết Khi Hộ Niệm

TÓM TẮT  
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỘ NIỆM 
 
Sưu tập từ các tài liệu hộ niệm của Đại Sư Ấn Quang, Pháp Sư Thế Liễu, cư sĩ Lý Bỉnh Nam và Pháp Sư Tịnh Không  


HỘ NIỆM LÀ GÌ 
 
 
Hỏi:  Hai chữ “Hộ Niệm” nghĩa là gì ?  
Đáp: “Hộ” là giúp đỡ, “Niệm” là chánh niệm; nói gọn là giúp người lâm chung giữ được chánh niệm hiện tiền.  
 
Hỏi:  Sao gọi là “chánh niệm” ?  
Đáp: Chánh niệm gọi là “Tịnh niệm”. Chánh niệm và tịnh niệm giống như tâm-niệm niệm Phật. Nhân vì tâm-niệm niệm Phật là chánh nhân để thành Phật, cho nên gọi là “chánh niệm”, lại gọi là tâm-niệm niệm Phật.  Vì tâm không tương ứng cùng với lục trần, nên gọi là “chánh niệm”.  Tịnh niệm cũng là tịnh nhân để vãng sanh Tịnh Độ.  Do đó, ý nghĩa của chánh niệm đại khái cũng như vậy. 
Pháp Sư Thế Liễu – Hành Trang Cho Ngày Cuối 
 
Nếu như đến lúc mạng chung, nhất tâm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, bởi vì tâm niệm Phật chí thành, chắc chắn cảm được Phật phát đại từ bi, tự thân rủ lòng tiếp dẫn, khiến được vãng sanh.  Đừng nghi rằng, ta là nghiệp lực phàm phu, làm sao có khả năng niệm Phật trong thời gian ngắn liền được xuất ly sanh tử, vãng sanh Tây Phương? 
 
Phải biết là Phật đại từ bi, cho dù người tội nhân thập ác, ngũ nghịch nặng nề, lúc lâm chung tướng địa ngục đã hiện, nếu có thiện tri thức dạy niệm Phật – hoặc niệm mười tiếng, hoặc chỉ một tiếng; thì cũng được Phật tiếp dẫn, vãng sanh Tây phương.  Những người này chỉ niệm vài câu còn được vãng sanh, làm sao lại có thể cho rằng mình nghiệp lực nặng, niệm Phật chút ít mà sanh hoài nghi ư? 
Đại Sư Ấn Quang - Lâm Chung Tam Đại Yếu 
 
Lâm chung trợ niệm, ví như người yếu nhát trèo núi – tự mình sức không đủ; may mắn có lực người ở trước kéo, người phía sau đẩy; trái phải nâng đỡ, liền có thể lên đến đỉnh cao nhất. 
Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Chánh Biên, Quyển hạ - Sự tích vãng sanh của Ưu-bà-di Trần Liễu Thường và nêu tỏ ý nghĩa ẩn kín của Phật Tánh